Giả sử chúng ta có 60 năm cuộc đời thì khi đến cột mốc 30 tuổi, bạn phải đối mặt với các vấn đề không còn trẻ nhưng lương chỉ được ba cọc ba đồng, không nhà, không xe, bạn cảm thấy chênh vênh, không định hướng. Trong khi đó, bạn bè đã có những bước tiến khác trong sự nghiệp, cuộc sống, gia đình. Tuy nhiên, khi đã vượt qua được thời kỳ này, bạn đã nắm trong tay chìa khóa đến thành công. Vậy bạn đã chuẩn bị gì khi không may rơi vào giai đoạn khủng hoảng tuổi 30 – cuộc khủng hoảng tuổi 30 về tâm lý, nghề nghiệp hay tương lai trong cuộc đời mỗi người? Cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé!
Những thử thách của tuổi 30
Trong nhịp sống hiện đại, cột mốc này có thực sự đáng sợ khi bạn vừa chào đón tuổi 30, vừa phải đối mặt với không ít các khủng hoảng.
1. Tình yêu
Vào sinh nhật tuổi 30, chúng ta đã bước vào một chặng đường mới mà mọi người bắt đầu xoay vần và khởi động nhịp sống với kết hôn, lập gia đình và có con cái. Với tâm lý con gái tuổi 30 chưa chồng và các bạn nam cũng vậy, chắc hẳn bạn đã trải qua không ít các suy nghĩ về hai chữ “lận đận”. 30 tuổi chưa có người yêu, trải qua vài cuộc tình tan vỡ, thanh xuân cứ vậy trôi đi. Bạn ngày càng nhận được nhiều các câu hỏi “khi nào có chồng/có vợ?”.
Trải qua các mối tình tan vỡ, ngoài những con người có thể vững vàng bước tiếp thì hiện nay, tính cách trong tình yêu lại chia theo hai thái cực. Một là, đổ vỡ niềm tin và vùi chôn bản thân. Hai là không còn xem trọng tình yêu.
Đàn ông 30 tuổi khi yêu luôn được nhận định là những người trưởng thành, bước đầu đã có những công danh sự nghiệp riêng mình. Tuy vậy, có những người bước vào ngưỡng này còn lo sợ không thể gánh vác được bản thân, cha mẹ hay một gia đình nhỏ trong tương lai. Vậy con gái 30 tuổi có cưới chồng được không? Chúng ta luôn đặt ra những câu hỏi mặc định theo suy nghĩ của số đông. Trong khi câu trả lời lại nằm trong chính suy nghĩ và lựa chọn của bản thân mình.
2. Khủng hoảng nghề nghiệp tuổi 30
Sự nghiệp chắc chắn là vấn đề nhức nhối đối với mỗi con người khi bắt đầu trưởng thành. Chúng ta phải đối mặt với sự chênh vênh, khủng hoảng tuổi 30, không nghề nghiệp, những hoài bão và mơ ước khởi nghiệp,…
Bạn suy nghĩ tuổi 30 của mình ra sao khi sự nghiệp không ổn định, thất nghiệp và phải bắt đầu làm lại từ đầu? Khi bắt đầu bước qua giai đoạn “rạo rực” của tuổi đôi mươi thì đến độ tuổi này là bắt đầu những khủng hoảng về sự nghiệp, tài chính.
Sau vài năm đi làm, sự ổn định của một công việc, cảm giác nhàm chán và sự cập nhật đổi mới của công việc khiến chúng ta quẩn quanh với vòng xoay “cơm, áo, gạo, tiền”. Chưa kể hiện nay, lượng nhân sự sau 35 tuổi cũng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Nếu không thể đạt được một vị trí tốt và năng lực nghề nghiệp cạnh tranh thì việc đào thải rất dễ xảy ra.
3. Sức khỏe
Đàn ông và phụ nữ tuổi 30 bắt đầu bước sang ngưỡng sức khỏe bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa. Trong khi ở những độ tuổi trước, bạn có thể ăn uống no say, cơ thể dễ dàng chuyển hóa chất dinh dưỡng. Tuy vậy, sức khỏe khi bước sang ngưỡng này cần có sự quan tâm chừng mực.
Sự trao đổi chất của cơ thể cũng chậm lại, các chất béo dần tích tụ gây ra hiện trạng mỡ trong máu, tiểu đường,… Chưa kể đến những áp lực cuộc sống, tiếp xúc nhiều với máy tính (đặc biệt là dân văn phòng), bức xạ máy tính sẽ làm hỏng cấu trúc collagen khiến da lão hóa sớm, sần sùi và bắt đầu xuất hiện nếp nhăn.
Giữ gìn nhan sắc, sức khỏe đảm bảo khi bước qua độ tuổi này rất quan trọng. Chúng ta sẽ không còn cảm giác làm việc không ngừng nghỉ mà không biết mệt mỏi. Thay vào đó, cơ thể tuổi 30 nhanh chóng kiệt sức, bệnh vặt hoặc các bệnh liên quan đến xương khớp, mắt, suy nhược dễ dàng xuất hiện và khiến tâm lý, cảm xúc của chúng ta dễ khủng hoảng hơn.
4. Khủng hoảng tuổi 30: Tương lai sẽ đi về đâu?
Khi góp nhặt tâm sự chênh vênh tuổi 30, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ai nấy đều có sự lo lắng cho tương lai. Bản thân không thể hoạch định được cho bản thân những định hướng, phát triển cho chính mình. Kết quả của khủng hoảng tuổi 30 mà không có gì trong tay, nguyên nhân chính là bạn không thể hình dung và đặt cho bản thân những mục tiêu cụ thể.
Thử nghĩ rằng, 30 tuổi nợ 1 tỷ hay 30 tuổi có 1 tỷ tương lai bạn sẽ đi về đâu, bạn sẽ tiếp tục sống như thế nào?
Trên các phương tiện truyền thông hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ chia sẻ khi “vác” trên mình một khoản nợ lớn, khởi nghiệp bất thành, hoài nghi về năng lực bản thân. Rõ ràng, khi ước mơ lớn đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng “lăn xả”. Và tuổi trẻ được phép sai lầm, sửa sai nhưng đến ngưỡng 30, những sai lầm đều bị đánh giá và trả giá rất lớn.
Cách vượt qua khủng hoảng tuổi 30
Nếu kể ra thì có đến hàng trăm vấn đề khủng hoảng tuổi 30 mà ai sắp hoặc bắt đầu bước vào đều rất lo lắng. Và đừng để tương lai “chết” trước tuổi 30, hãy bắt đầu với việc hoạch định tương lai và các cách thức “chữa lành”. Từ đó giúp bạn đem lại trạng thái tích cực để vượt qua khủng hoảng ở tuổi này.
1. Hoạch định tương lai, quản lý thời gian
Chênh vênh, khủng hoảng nghề nghiệp tuổi 30 hầu hết liên quan đến việc không có một kế hoạch, mục tiêu trong tương lai. Việc lập ra từng mục tiêu lớn, các mục tiêu nhỏ phục vụ cho mục tiêu lớn là cách nhanh nhất để bạn có thể đạt được những ước mơ năm 30 tuổi và những cột mốc tiếp theo của cuộc đời.
Tạo lập thói quen hoạch định bằng cách như sau:
- Đầu tiên, hãy liệt kê những mục tiêu cho từng năm. Sau đó là những mục tiêu cho từng tháng.
- Tiếp tục, liệt kê những thứ cần có để đạt được mục tiêu này. Ví dụ, mục tiêu của bạn là hoàn thành chứng chỉ ielts 8.0 thì sẽ cần địa điểm học, chi phí đầu tư, quản lý thời gian cho từng đầu mục học nghe, nói, đọc, viết. Tất nhiên, mục tiêu học Ielts sẽ phục vụ cho bạn trong công việc.
- Sau đó hãy phân bổ thời gian một cách hợp lý mỗi ngày. Đừng để lãng phí thời gian một cách vô bổ cho những hoạt động không giúp ích cho mục tiêu như lướt Facebook, Tiktok,…
Hiện nay có rất nhiều phần mềm tạo lập ra phục vụ cho việc quản lý thời gian để hoàn thành mục tiêu của bản thân. Việc bạn cần làm là hãy viết ra mục tiêu của bản thân, càng chi tiết bạn sẽ càng dễ dàng thực hiện.
Tìm lại sứ mệnh, giá trị sống, niềm đam mê của bạn thông qua Trại chiến binh tâm từ Samurai Camp
2. Kế hoạch chi tiêu, đầu tư
30 tuổi nên kinh doanh gì, làm gì để có thể dư dả? Đây là một vấn đề nan giải mà không phải ai cũng có thể xác định được cho bản thân mình.
Tương tự như hoạch định tương lai, cách thức chi tiêu và đầu tư là một bước quan trọng cần phải tạo lập thói quen.
- Trước hết, hãy xác định ra các nguồn thu mà bản thân có thể kiếm được trong 1 tháng.
- Xác lập ngân sách chi tiêu trung bình của mỗi tháng. Bao gồm các chi phí như sinh hoạt hằng ngày, ăn uống, học tập, thư giãn, quỹ phòng sự cố, quỹ sinh nhật/đám cưới, đầu tư,…
- Sau đó, hãy giảm trừ những khoản không cần thiết và thiết lập ngân sách cho từng hạng mục.
- Xác định khoản tiền cho mục tiêu tiết kiệm, khoản cho đầu tư.
Đây là hình thức chi tiêu hiệu quả, bạn có thể ghi lại những chi tiêu mỗi ngày để kiểm soát. Từ đó hình thành thói quen không chi tiêu quá mức.
3. Đọc sách, học hỏi
Để chúng ta thoát ra khỏi vòng lặp của sự nhàm chán và không xác định được tương lai thì đọc sách và lựa chọn một môn học phù hợp để mở rộng tư duy, tầm nhìn.
Hiện nay có rất nhiều cuốn sách “chữa lành”, giúp bạn nhìn nhận giá trị bản thân, cuộc sống và cung cấp nhiều thông tin thú vị. Thay vì dành thời gian để suy nghĩ về quá khứ, lo lắng cho tương lai, hãy chọn cho mình một thói quen tích cực để phát triển mình hơn. Đọc sách cũng là một cách “nâng cao tần số”, cung cấp cho bạn nhiều góc nhìn, cách thức hiệu quả được nhiều người sử dụng.
Ngoài ra, như đã đề cập ở mục đầu tư thì học hỏi một thứ gì đó mới phục vụ cho công việc, cho mục tiêu tương lai sẽ giúp bạn đến gần hơn với “thịnh vượng tài chính tuổi 30”.
4. Thư giãn, học cách cân bằng cuộc sống
Khi đã giải quyết việc chênh vênh tuổi 30 không biết làm gì thông qua các hoạt động hoạch định, học cách cân bằng cuộc sống sẽ giúp cho bạn dễ dàng đón nhận, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Áp lực cuộc sống hằng ngày khiến bạn khó khăn hơn trong vượt qua những khủng hoảng. Học cách thư giãn và cân bằng cuộc sống bằng cách chọn cho mình một hoạt động thực sự yêu thích như vẽ tranh, hát, làm bánh, viết blog,… bất cứ thứ gì có thể khiến bạn thực sự thoải mái và đam mê với nó.
Đây sẽ là lúc bạn tránh xa được những tiêu cực, quay về với sở thích bản thân là một cách chữa lành hiệu quả cho tâm hồn.
5. Tập thể dục, cải thiện chế độ ăn uống và khám sức khỏe định kỳ
Cuối cùng, hãy quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn ngay từ bây giờ. Chọn ra một bộ môn luyện tập yêu thích và bắt đầu ngay từ bây giờ như yoga, gym, chạy bộ,… Tập thể dục sẽ giúp bạn giải phóng các năng lượng tiêu cực, nhịp tim tăng giúp máu lên não, hỗ trợ tốt cho sự sáng tạo và làm việc hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục sẽ cải thiện vóc dáng, duy trì cân nặng, giảm thiểu mỡ và chất chéo có hại trong cơ thể. Sức khỏe tốt sẽ giúp bạn vượt qua khủng hoảng nghề nghiệp, tâm lý tuổi 30 nhẹ nhàng hơn.
Khám sức khỏe mỗi 6 tháng một lần để kiểm tra đường huyết, cholesterol, mắt, máu, xương khớp,…để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm nhất. Và nhớ ăn nhiều trái cây và rau xanh để giữ được mức cân nặng ổn định và thanh lọc cơ thể nhé!
Lời kết về khủng hoảng tuổi 30
Tuổi 30 với nhiều biến động trong cuộc sống, những khủng hoảng về tài chính, tâm lý, gia đình, tình yêu, sự nghiệp chênh vênh,…sẽ thực sự tồi tệ nếu bạn không học cách đối mặt và xử trí. Hơn hết, con đường phát triển của bản thân là do mình chọn, hãy yêu đời và bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp nhất. Chúc bạn đọc chào đón tuổi 30 thật rực rỡ!
Đừng quên tham khảo các khóa học phát triển bản thân, kỹ năng lãnh đạo đội nhóm cùng chuyên gia Cao Công Thành nhé!