Mô hình văn hóa doanh nghiệp đang trở thành một chủ đề được quan tâm. Và nghiên cứu rộng rãi trong giới kinh doanh hiện nay. Mô hình văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thu hút và giữ chân nhân tài. Cũng như xây dựng một thương hiệu uy tín và tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Vậy các loại, các dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp nào phổ biến hiện nay? Cùng tìm hiểu nhé!
Mô hình văn hóa doanh nghiệp là gì?
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trường, các doanh nghiệp nhận ra rằng, để tồn tại và phát triển, không chỉ cần có một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt. Mà còn cần phải có một văn hóa doanh nghiệp tốt.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp không chỉ là một tập hợp các quy tắc, quy trình và hành vi được định nghĩa bởi công ty. Mà còn phải được thấu hiểu và hành động theo bởi tất cả các thành viên trong công ty.
Từ lãnh đạo đến nhân viên, từ các bộ phận khác nhau đến các đối tác, tất cả đều cần phải hướng đến mục tiêu chung. Đồng thời tôn trọng giá trị cốt lõi của công ty và tạo ra sự đồng thuận trong hành vi và quan điểm.
Việc xây dựng mô hình doanh nghiệp là một quá trình không hề dễ dàng. Vì nó đòi hỏi sự cam kết của tất cả các thành viên trong công ty. Tuy nhiên, một khi mô hình văn hóa doanh nghiệp đã được xây dựng và hoạt động hiệu quả, nó sẽ tạo ra một tác động rất lớn đến sự phát triển và thành công của công ty.
Các loại, các dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp nào phổ biến hiện nay?
Mô hình văn hóa gia đình (Clan Culture) – một trong các loại, các dạng mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Mô hình văn hóa gia đình thường cho thấy một môi trường làm việc thân thiện, giúp đạt được sự đồng thuận và thúc đẩy hiệu quả công việc của tất cả thành viên trong nhóm. Vì vậy, mô hình văn hóa gia đình có tính hợp tác cao và ít cạnh tranh hơn so với các mô hình khác trong doanh nghiệp.
Mô hình văn hóa gia đình thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Nó phổ biến tại các nước châu Á. Lãnh đạo trong doanh nghiệp có trách nhiệm chăm sóc toàn bộ nhân viên và yêu cầu sự trung thành từ mọi người. Đối với mô hình này, nhân viên lớn tuổi và giàu kinh nghiệm thường giữ các vị trí quản lý then chốt. Và có quyền điều hành nhất định trong tổ chức.
Ưu điểm của mô hình này là tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp thông qua lòng trung thành và giá trị truyền thống. Tuy nhiên, mô hình văn hóa gia đình cũng có nhược điểm là những giá trị của mô hình có thể kìm hãm sự sáng tạo và phát triển của mỗi thành viên.
Việc trao quyền cho những nhân sự lớn tuổi có thể khiến nhân viên trẻ không có động lực. Cũng như tinh thần để cống hiến hết mình cho tổ chức.
Văn hóa thị trường (Market Culture)
Văn hóa thị trường tập trung vào ưu tiên chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Tất cả mọi thứ đều được đánh giá dựa trên thành tích kinh doanh. Điều này đòi hỏi áp dụng mô hình văn hóa thị trường vào doanh nghiệp để tập trung vào kết quả.
Ngôn ngữ trong văn hóa thị trường tập trung vào đáp ứng hạn ngạch và đạt mục tiêu. Điều này thu hút những người có tính cạnh tranh và mong muốn chiến thắng. Những nhà lãnh đạo trong văn hóa thị trường yêu cầu cao. Và mong đợi nhân viên làm việc tốt trong môi trường áp lực cao.
Ưu điểm
- Nhân viên tận tâm với công việc.
- Tạo ra một môi trường cạnh tranh khuyến khích tất cả nhân viên làm việc chăm chỉ. Nhằm mục đích đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tập trung vào lợi nhuận. Đây là mục tiêu mà nhân viên có thể đạt được.
- Áp dụng mô hình văn hóa thị trường thường giúp cho doanh nghiệp thành công và có lợi nhuận.
Nhược điểm
- Việc tham gia vào công việc của doanh nghiệp có thể là một thách thức. Vì mỗi quyết định đều liên quan đến một con số.
- Sự cạnh tranh liên tục trong môi trường này có thể tạo ra một môi trường làm việc có tính cạnh tranh gay gắt.
- Nhân viên có thể cảm thấy căng thẳng trong công việc. Do áp lực phải làm việc liên tục để đạt được mục tiêu.
- Nhân viên có thể kiệt sức vì phải liên tục leo lên bậc thang. Và mang lại kết quả không tốt cho doanh nghiệp của mình.
Văn hóa doanh nghiệp sáng tạo (Adhocracy Culture)
Mô hình văn hóa sáng tạo hướng tới mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thúc đẩy việc làm việc với tư duy tiến bộ. Và sẵn sàng đương đầu với rủi ro.
Nhờ mô hình này, nhân viên trong doanh nghiệp được khuyến khích sáng tạo tự do. Và không ngừng học tập, đổi mới để phát huy hết năng lực của bản thân trong môi trường có nhiều áp lực và tính cạnh tranh cao.
Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing, công nghệ đều áp dụng mô hình doanh nghiệp sáng tạo. Lý do là vì cấu trúc đơn giản, không có áp lực hệ thống thứ bậc, ưu tiên sáng tạo và đổi mới. Đây cũng là lý do tại sao mô hình văn hóa sáng tạo được đánh giá là mô hình sẽ được phổ biến rộng trong tương lai.
Ưu điểm của mô hình này là có thể phát huy hết khả năng sáng tạo và đổi mới. Đồng thời, nâng cao kiến thức cho nhân viên. Mà không bị ràng buộc bởi các quy trình. Đây là nét đặc trưng của loại hình văn hóa doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao. Chính vì thế, nhân viên dễ bị áp lực và thiếu tinh thần làm việc nhóm. Nếu không có kế hoạch truyền thông nội bộ, chế độ đãi ngộ. Cũng như phúc lợi tốt được áp dụng, mô hình sáng tạo có thể gây ra sự đứt gãy trong kết nối đội ngũ.
Văn hóa phân cấp (Hierarchy Culture)
Đây là một văn hóa trong doanh nghiệp tuân theo cấu trúc truyền thống. Nó có sự phân cấp rõ ràng giữa người quản lý và nhân viên. Mô hình văn hóa này có quy tắc nhất định như về trang phục và giờ làm việc cứng nhắc.
Có những ưu điểm của văn hóa phân cấp như quy trình rõ ràng giúp đáp ứng các mục tiêu đề ra. Điều này giúp nhân viên biết chính xác mục tiêu làm việc. Và cảm thấy an toàn. Vì có thể đoán trước được điều kiện làm việc. Tuy nhiên, văn hóa phân cấp cũng có nhược điểm là ưu tiên quy trình hơn con người, gây ra sự không linh hoạt. Cũng như không khuyến khích sự đổi mới và khó phản ứng nhanh với thay đổi thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp ưu tiên các mục tiêu của tổ chức hơn là sự tham gia của nhân viên.
Lời kết
Việc lựa chọn đúng các loại, các dạng mô hình dành cho văn hóa doanh nghiệp được xem là rất quan trọng. Vì nó giúp doanh nghiệp phát triển được bền vững hơn.
Nếu bạn muốn phát triển các loại mô hình doanh nghiệp cho tổ chức của mình; thì hãy đăng ký khóa học của chuyên gia Cao Công Thành để học cách xây dựng một văn hóa doanh nghiệp hiệu quả nhé!